Quản lý tài nguyên nước ở địa phương: Những điểm nhấn
vhdong | 03/02/2023

Năm 2022, công tác quản
lý Nhà nước về tài nguyên nước các tại địa phương đạt được nhiều kết quả quan
trọng, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã
hội về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững.
* 43 tỉnh phê duyệt Danh
mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
Theo báo cáo của Cục
Quản lý tài nguyên nước, trong năm 2022, Cục đã tham mưu trình cấp có thẩm
quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 1000 văn bản hướng dẫn, đôn đốc
các Bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
về quản lý tài nguyên nước, trách nhiệm của chủ giấy phép tài nguyên nước.
Trong đó có hơn 6 văn bản đôn đốc trách nghiệm của các Bộ ngành địa phương như:
lập hành lang bảo vệ nguồn nước; công bố danh nguồn nước sông nội tỉnh; công bố
danh mục hồ ao không san lấp lấn chiếm; vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
nội dung quy hoạch tỉnh; báo cáo tình hình sử dụng nước; kết nối hệ thống giám
sát khai thác tài nguyên nước; vận hành liên hồ chứa; đôn đốc thực hiện trách
nhiệm của chủ giấy phép tài nguyên nước;…
Kết quả đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, có 43 tỉnh đã phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành
lang bảo vệ; 40 tỉnh đã công bố danh mục hồ ao không san lấp; 25 tỉnh công bố
danh mục nguồn nước nội tỉnh; có 18 tỉnh đã ban hành kế hoạch điều tra cơ bản;
hầu hết các Bộ, địa phương đã gửi báo cáo sử dụng nước; các chủ giấy phép khai
thác tài nguyên nước chấp hành các quy định pháp luật ngày càng chuyển biến
tích cực. Cục đã tích cực, chủ động trong việc phối hợp công tác với các đơn vị
thuộc lĩnh vực tài nguyên nước trong Bộ; phối hợp, đẩy mạnh, nâng cao vai trò,
vị thế của lĩnh vực tài nguyên nước tại địa phương.
Trên cơ sở đó, đến nay,
Sở TN&MT các tỉnh, thành phố cũng đã tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành
để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn, chủ yếu phê duyệt
danh mục nguồn nước nội tỉnh; Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
trên địa bàn tỉnh; Phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và
Danh mục các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; công tác quy hoạch
tài nguyên nước; cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và
bảo vệ nước dưới đất; phê duyệt danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa
bàn tỉnh,...
* Cấp 678 giấy phép tài nguyên
nước
Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham
mưu cho UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác cấp phép tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Theo báo cáo, năm 2022 các địa phương đã
cấp được 678 giấy phép tài nguyên nước các loại. Trong đó cấp phép xả
nước thải vào nguồn nước 153 giấy phép (chiếm 22,5%), khai thác sử dụng nước
mặt 83 giấy phép (chiếm 12,2%), khai thác sử dụng nước dưới đất 442 giấy
phép (chiếm 65,2%).
* Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về tài nguyên nước
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về tài nguyên nước được các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành
phố trong cả nước thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều
hình thức như: thông qua Hội nghị giao ban, tổ chức lồng ghép phổ biến, tuyên
truyền pháp luật về tài nguyên nước; tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà
nước về tài nguyên nước.... Ngoài ra, các Sở cũng tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày
Nước thế giới, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về tài nguyên
môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên nước nói riêng cho nhân dân qua các
chuyên mục trên đài phát thanh, truyền hình, các phóng sự, bản tin thời sự…Các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã từng bước nâng cao nhận
thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tài
nguyên nước.
* Thực hiện nghiêm công tác thanh
tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
Năm 2022, các địa phương thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra thực hiện việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước (54/63
địa phương nộp báo cáo). Theo số liệu thống kê, có tổng số 353 đoàn thanh tra
kiểm tra đối với 943 tổ chức cá nhân, tổng số tiền phạt hơn 5,2 tỷ đồng. Đồng
thời các địa phương cũng đã phê duyệt khoảng 15 tỷ tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước.