Tìm hướng bảo vệ san hô
vhdong | 21/07/2022

Nhằm tái tạo các rạn san
hô và kéo các loài sinh vật biển trở lại, những năm qua, Trung tâm Nhiệt đới
Việt-Nga Chi nhánh Ven biển đã nghiên cứu, trồng thử nghiệm và tìm hướng đi
mới. Đáng chú ý là công nghệ nuôi trồng san hô “quả chuông”.
Những năm gần đây, Trung
tâm Nhiệt đới Việt-Nga Chi nhánh Ven biển đã phối hợp với các nhà khoa học phía
Nga thực hiện trồng thử nghiệm san hô tại các vị trí trên vịnh Nha Trang (Hòn
Mun, Hòn Một, Hòn Tre) ở các độ sâu, sử dụng nhiều loại giá thể có hình dạng,
kích thước, vật liệu khác nhau, lựa chọn chủng loại san hô, phương pháp ươm
trồng san hô để tìm ra kết quả phù hợp.
Qua thử nghiệm, các nhà
khoa học ở Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga Chi nhánh Ven biển đã nhân giống được
san hô loài P.verrucosa đạt tỷ lệ sống đến 91,65% và cho tốc độ phát triển của
một số loài giống Acropora lên đến gần 29cm/năm. Từ kết quả này, hiện họ đang
áp dụng phương pháp cấy san hô lên khối vòm bê tông (reef ball) - công nghệ
nuôi trồng san hô “quả chuông”.
“Quả chuông” ở đây là
khối bê tông rỗng được thiết kế để làm giá thể trồng san hô. “Quả chuông” bằng
bê tông cốt thép có đường kính đáy là 1,8m, đường kính miệng là 0,5m và cao
1,2m. Thành của “quả chuông” này có chỗ dày nhất ở đáy ước vào khoảng 20cm,
trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Trên thành “quả chuông” được khoét các vòng tròn
đường kính 20cm và 10cm xen kẽ nhau. Các lỗ này giúp cho nước biển ở trong và
ngoài “quả chuông” cân bằng.
Theo chia sẻ của ở các
nhà khoa học thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga Chi nhánh Ven biển, việc cấy
san hô trên giá thể này cho phép chúng sống ở cách mặt nước biển 6-7m, hạn chế
tối đa tác hại của nhiệt độ nước biển mùa nắng nóng.
PV